TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Đẹp không kém mùa hoa anh đào ở Nhật Bản, mùa hoa tử đằng trong dịp hè cũng thu hút lượng khách du lịch cực lớn đến xử sở Phù Tang.

1. Đôi nét về loài hoa tử đằng

Hoa Tử đằng còn có tên gọi khác là hoa hoa đậu tím, đậu tía, chu đằng, đằng la, hoa Fuji... Tên khoa học là: Wisteria sinensis. Có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc.

Cây tử đằng sống khá lâu năm, tuổi thọ cây hoa tử đằng lớn nhất được ghi nhận năm 2021 là 153 tuổi (ở công viên Ashikaga). Thân cây leo giàn vươn đến 20 mét và cỏ khả năng lan rộng ra đến 15 mét (trải dài khoảng 200m2-300m2).  Hoa thường mọc thành chùm lớn và có màu sắc rất rực rỡ như tím, trắng, hồng cùng một mùi hương đầy quyến rũ khiến nhiều người say đắm.

Lá tử đằng thuộc dòng đối xứng, hình dạng thon, hơi nhọn về phía đầu lá, chiều dài lá khoảng 4cm-7cm. Gân lá cây tử đằng nhỏ, để lá tử đằng về hướng mặt trời có thể nhìn thấy ánh sáng ở phía sau mặt lá.

Hoa tử đằng có khá nhiều màu sắc với ý nghĩa sâu sắc khác nhau: màu xanh, màu trắng, màu hồng,… nhưng ta thường thấy màu tím là phổ biến nhất. Hoa tử đằng thuộc dòng chùm rũ, chiều dài chùm hoa dao động từ 40cm-70cm. Ở Nhật Bản thì hoa tử đằng nở từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm. 

Tử đằng là loài cây ưa lạnh, chúng sống tốt trên nhiều loại đất. Ở những nơi nhiệt độ cao thì cây vẫn có thể sinh trưởng nhưng không tốt như ở các vùng có khí hậu lạnh.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

2. Phân loại hoa tử đằng

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 10 loại cây tử đằng được ghi nhận. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là 2 loại có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Hoa tử đằng Nhật Bản

Không chỉ nổi tiếng bởi loài hoa anh đào, Nhật Bản còn thu hút du khách bởi những là vùng đất được nhuộm tím trời bằng hoa tử đằng mộng mơ.

Thân cây tại Nhật Bản là loại cây thân gỗ, khẳng khiu. Thế nhưng, khi đến mùa hoa, thì cây như được thức tỉnh lại với sắc màu thơ mộng. Vì thế, đi du lịch Nhật Bản vào thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5 chính là lúc tốt nhất để du khách có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức được vẻ đẹp ma mị, huyền ảo, cuốn hút của hoa tử đằng.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Hoa tử đằng Trung Quốc

Cây Tử Đằng đầu tiên ở Trung Quốc được tìm thấy vào năm 1894. Cây hoa này nở thành từng chùm với nhiều màu sắc khác nhau, rất đặc biệt. Cây có dáng vẻ rủ xuống một cách độc đáo nên loại hoa này rất được yêu thích bởi những người có niềm đam mê canh cảnh.

Tử đằng Trung Quốc thuộc dạng hoa leo, thế nên vào mùa hè, loài hoa này có khả năng che nắng khá tốt. 

Hiện nay, cây hoa tử đằng Trung Quốc đã được giới trẻ biết đến nhiều hơn và được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

3. Truyền thuyết về loại hoa tử đằng - Áng mây tím dịu dàng của Nhật Bản

Đây là câu chuyện được kể từ thời xa xưa ở Nhật Bản, khi loài quỷ vẫn còn hoành hành khắp nơi trên mặt đất. Mỗi khi mặt trời tắt nắng, bóng tối bao trùm, quỷ dữ sẽ xuất hiện để đi tìm để bắt cóc những cô gái trẻ đẹp và những người đàn bà góa phụ. 

Okihina là một góa phụ đã có ba người con trai vô cùng khôi ngô. Biết được rằng sẽ có ngày loài quỷ tìm đến mẹ mình, ba người con trai đã thống nhất với nhau sẽ luôn có một người ở nhà canh gác khi hai người còn lại ra ngoài làm việc. 

Ngày thứ nhất, người anh cả cầm thanh bảo kiếm canh gác. Thanh bảo kiếm có quyền năng trấn áp được quỷ dữ, khiến chúng khiếp sợ không dám bén mảng đến. Ngày thứ hai, người anh hai dựa vào sức mạnh hơn người, trí dũng vô song khiến ma quỷ sợ hãi khiếp vía, chỉ đứng từ xa mà không thể làm gì được. Ngày thứ ba, đến lượt của chàng út phải ở nhà. Chàng út không giỏi võ, nhưng chàng có một tấm lòng trong sáng như pha lê nên ma quỷ cũng không thể đến gần làm hại. 

Tuy nhiên cũng vào đêm thứ ba đó, chàng út trên tay cầm thanh bảo kiếm được anh cả trao cho, đã nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đứng trước cửa nhà, trên ngực cô ấy cài một bông hoa Anh Túc đỏ thắm. Cô gái bắt gặp ánh mắt của chàng út, e lệ cúi đầu chào hỏi. Nàng ta sợ hãi thanh gươm nên đã đề nghị chàng cất nó đi, sau đó đưa cho chàng út bông hoa trên ngực và mời chàng ngửi mùi thơm của nó. Sau khi chàng út ngửi hương hoa, chàng ta bất ngờ buồn ngủ và ngã lăn ra đất. Chàng chỉ kịp nghe thấy âm thanh của quỷ dữ và tiếng hét của người mẹ đã bị quỷ bắt đi.

Không kịp chờ hai người anh trai của mình trở về, chàng út cầm trên tay thanh bảo kiếm, hối hả quyết định tự tìm đường để giải cứu mẹ khỏi bàn tay của quỷ. Trên đường đi, chàng út gặp một cụ già đói meo đang ngồi bên đường. Chàng chia sẻ toàn bộ lương khô ít ỏi của mình cho ông lão, dù biết rằng số lương khô ấy chỉ đủ cho bản thân chàng một ngày. Ông lão không nói gì về hang động quỷ dữ mà chỉ chỉ tay về phương nam.

Chàng út tiến về phía nam, lạ kỳ thay chàng lại tiếp tục lại gặp ông lão. Lần này, ông lão nhờ chàng đào hố trồng cây táo. Chàng trai dũng cảm dùng thanh kiếm đào một cái hố và trồng cây non. Khi được hỏi về hang động quỷ dữ, ông lão lại chỉ tay về phương nam.
Sau một đoạn đường, thật kỳ lạ chàng út vẫn gặp lại ông lão đó lần thứ ba. Lần này chàng út được nhờ tiêu diệt con rắn độc trong túp lều. Chàng trai hoàn thành nhiệm vụ và một lần nữa hỏi về hang động quỷ dữ. Lần này, ông lão mỉm cười: “Con trai, con quả là người nhân hậu và dũng cảm. Ta đã thử thách con ba lần và con đã vượt qua tất cả. Hang động quỷ dữ nằm ở hướng nam. Ta ban cho con khả năng biến hóa thành bất cứ thứ gì con muốn, nhưng chỉ ba lần thôi. Sau ba lần con phải trở lại làm người, nếu không sẽ vĩnh viễn không thoát ra được. Hãy đi đi!”

Chàng út rất biết ơn ông lão, sau đó chàng tiếp tục cuộc hành trình của mình về hướng nam. Lần này, chàng đến một nơi rừng thiêng nước độc, nơi có ngọn lửa xanh leo lét trong đêm. Chàng tiến đến ngọn lửa nhưng sa chân xuống đầm lầy. Người đầu tiên chàng gặp lại chính là mẹ của mình, bị quỷ dữ biến thành bà lão gù gánh khúc gỗ lớn.

Chàng út quyết tâm cứu lấy mẹ, chàng biến thành dòng sông cuồn cuộn đưa mẹ ra khỏi đầm lầy. Bị lũ quỷ đuổi theo, chàng biến thành tuấn mã phi nước đại. Tuy nhiên, tuấn mã cũng không thể so bì kịp với tốc độ của lũ quỷ. Khi bọn chúng sắp bắt kịp, mẹ chàng đã cầu xin chàng bỏ lại bà để chàng có thể chạy trốn, nhưng chàng út lại kiên quyết nói rằng: “Con chỉ có một người mẹ, con không thể để mẹ rơi vào tay quỷ dữ lần nào nữa”. Nói xong chàng út biến thành một cây cổ thụ cao lớn với những chùm hoa tím rủ xuống, che chở cho mẹ chàng. Mê cung được tạo nên từ loài hoa tím lộng lẫy ấy đã khiến cho bầy quỷ đi lạc và đành buông tha cho hai mẹ con chàng.

Chàng út vì để bảo vệ mẹ mà vĩnh viễn hoá thân thành một cây cổ thụ nở đầy những chùm hoa tím rũ rực rỡ. Loài hoa này về sau được đặt là hoa Tử Đằng, tượng trưng cho sự hy sinh và tình yêu thương bất diệt. Câu chuyện vừa đẹp vừa buồn này đã mô tả lại hoàn hảo vẻ rực rỡ nhưng u sầu của loài hoa Tử Đằng.

4. Những địa điểm ngắm hoa tử đằng tuyệt đẹp tại Nhật Bản 

Vườn hoa tử đằng Kawachi (Kitakyushu)

Là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất khi vào mùa hoa tử đằng với du khách quốc tế lẫn địa phương, vườn hoa Kawachi đẹp như thiên đường cổ tích cách Tokyo gần 5 giờ đi tàu cao tốc. Với hơn 150 gốc tử đằng gồm 20 loại mang nhiều màu sắc khác nhau, vườn hoa Kawachi được các nghệ nhân tài hoa nhất chăm bón, uốn nắn thành một đường hầm đẹp như tranh vẽ, khiến những người tới thưởng hoa phải ngẩn ngơ.

Kawachi có 2 đường hầm hoa dài 110 mét, 80 mét và giàn đỡ bằng gỗ nở rộ vào mùa hè. Mật độ hoa dày đặc từng trùm rủ xuống phủ kín đường hầm mái vòm khiến khung cảnh thêm lãng mạn. Đây cũng là lúc mà các cặp đôi nghĩ về một bộ ảnh cưới ở thiên đường hoa.

Bạn nên đến vườn hoa từ sáng sớm để tận hưởng không khí trong lành, tha hồ sống ảo, check in, đến trưa và chiều thì khách đến rất đông. Ngoài ra, vào những mùa ngắm hoa cao điểm, vườn Kawachi khuyến khích khách du lịch không nên dùng xe hơi để tránh ùn tắc giao thông.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Công viên hoa Ashikaga (Tochigi)

Công viên Ashikaga có diện tích trồng hoa lên đến 1,000 mét vuông, nổi tiếng với những cây tử đằng cổ thụ có tuổi đời lên đến 150 năm. Vào mùa hoa tử đằng, những giàn hoa trắng, tím và vàng phủ kín lối đi như một bầu trời đầy hoa. Bản giao hưởng của chuyển sắc của tử đằng tại công viên này có đủ sắc tím, trắng, vàng, xanh và hồng. Lúc đẹp rực rỡ, đậm đà, lúc kiêu sa, quý phái lại có chút dịu dàng và mộng mơ. Không phải tự nhiên mà công viên Ashikaga lại trở thành một điểm ngắm hoa tử đằng đẹp nhất Nhật Bản vào mùa hè.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Đền Kameido Tenjin (Tokyo)

Nếu bạn không thể đi xa khỏi Tokyo để đến vườn hoa Kawachi hoặc công viên Ashikaga, hai địa điểm có lễ hội hoa tử đằng lớn nhất, bạn có thể lựa chọn ngắm hoa tại đền Kameido Tenjin ở phường Koto. Lễ hội thường được tổ chức vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 của tháng 4.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Đền Fujiyama (Sasebo, tỉnh Nagasaki)

Linh hồn của đền Fujiyama ở vùng Kyushu là gốc tử đằng cổ thụ tuổi đời 650 năm. Sân đền có khoảng 40 cây tử đằng thuộc 5 chủng loại khác nhau, trong đó quý hiếm nhất là tử đằng màu đỏ trắng kohaku-fuji. Buổi tối giàn hoa tử đằng còn được chiếu đèn để trở nên lung linh và thu hút hơn. Người Nhật cũng cho rằng việc cầu nguyện tình duyên dưới cây tử đằng ở đền Fujiyama sẽ giúp họ nhanh chóng tìm được hạnh phúc của mình.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Chùa Byodoin (Uji, Kyoto)

Ngôi chùa này có khoảng 200 gốc tử đằng nở rộ khi hè về và đẹp hơn trong khung cảnh cổ kính và thanh bình của địa phương. Đây là nơi mà bạn có thể thưởng hoa, thưởng cảnh, thư giãn và tìm kiếm những phút giây nhẹ nhàng. Người dân Nhật Bản và khách du lịch toàn thế giới hướng về ngôi chùa Byodoin mỗi mùa hoa tử đằng nở rộ vì 2 lý do chính: một là, nơi ngắm hoa tử đẳng đẹp mê hồn; hai là, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc Phượng Hoàng đường được in trên đồng tiền 10 Yên.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Ngôi nhà của thầy hiệu trưởng Masahiro Kajimoto (Sennan, Osaka)

Thầy Kajimoto từng là một hiệu trưởng của một trường học trong địa phương. Hơn 35 năm trước, thầy đã trồng cây hoa tử đằng trong vườn nhà mình. Nay cây đã rất lớn, lan ra tận hơn 30 mét, cho hoa dày đặc hơn 40 ngàn nhánh, nở rộ trong tiết trời mùa hè. Mỗi độ hoa nở, ngôi nhà của thầy Kajimoto lại được nhuộm sắc tím lãng mạn vô cùng, thu hút ánh nhìn của biết bao người qua lại. Trong suốt 15 năm nay, thầy Kajimoto đã chia sẻ sắc hoa với người địa phương và khách du lịch bằng cách mở cửa để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Dần dần, khu vườn của thầy lại được nhiều người biết đến mỗi mùa hoa tử đằng.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Công viên Shirai Oomachi Fuji (Asago, Hyogo)

Công viên có diện tích khoảng 7,000 mét vuông với hơn 120 gốc tử đằng. Dàn hoa được chăm sóc dài hơn 500 mét, rộng 4 mét, nhánh hoa dài nhất là 145 cm với đủ sắc trắng, hồng và tím đan xen nhau. Công viên cũng nổi tiếng là nơi có thể ngắm hoa thủy tiên và những thảm cỏ hồng shibazakura tuyệt sắc.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Vườn hoa tử đằng Ushijima no Fuji (Kasukabe, Saitama)

Tương truyền rằng, 1200 năm trước, đại sư Không Hải, một vị cao tăng của Nhật, sáng lập Chân ngôn tông (shingon-shū) — một dạng Mật tông tại Nhật, đã trồng gốc tử đằng đầu tiên trong khu vườn này. Rễ cây cổ thụ đã ăn sâu xuống lòng đất hơn 2 mét và lan rộng ra xung quanh hơn 10 mét vuông. Từ một gốc cây, nay đã nở ra rất nhiều nhánh, hoa dày đặc, đẹp nao lòng. Toàn bộ khu vườn rộng 2 hecta đều trở nên ngập tràn sức sống mỗi khi mùa tử đằng nở rộ.

TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA TỬ ĐẰNG - ÁNG MÂY TÍM DỊU DÀNG CỦA NHẬT BẢN

Nếu có dịp đến với Nhật Bản mùa hoa Tử đằng, đừng quên tham khảo những gợi ý trên từ AdenZ Travel nhé!

Hotline
Hotline:
chat zalo Chat với chúng tôi qua zalo chat messenger Chat bằng facebook messenger
top